Tranh đảo ngược của hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang được lấy cảm hứng từ những hình thức khắc đảo ngược trên các bãi đá cổ ở Sapa hay những hoạ sĩ khuyết danh ở thế kỷ 17. 32 tác phẩm trưng bày trong triển lãm đều có màu sắc tươi sáng, hài hoà qua đó người thưởng lãm thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật và nhân sinh quan, lạc quan của người Việt Nam. Tác giả mong muốn, thông qua triển lãm này truyền đi thông điệp "Cuộc đời này vẫn đẹp lắm và đáng sống".
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang chia sẻ, ông đã chứng kiến những người ăn xin trong một xã hội phồn hoa như nước Mỹ và liên hệ bản thân mình, ông nhận ra rằng: Cuộc đời này ai cũng vậy, tốt - xấu luôn song hành, lẫn lộn. "Vạn vật thay đổi, cái khởi đầu và tận cùng giống nhau. Và từ đó sinh ra nghệ thuật đảo ngược - là vẽ một hình thể trong tranh có cái đúng, cái sai, nhưng cuối cùng vẫn giữ được bản chất của nghệ thuật, một hiện thực hết sức đẹp đẽ".
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang bảo, để thực hành nghệ thuật tại Mỹ, ông phải tuân thủ mọi quy định gắt gao về vấn đề bản quyền và đạo đức nghề nghiệp. "Hội đồng bảo vệ tác quyền ở New York đã công nhận và cấp bằng chứng nhận quyền tác giả Upsidedownism cho tôi. Sau khi có bản quyền tác giả, tranh nghệ thuật đảo ngược của tôi phải trải qua quy trình thẩm định gía trị nghệ thuật bởi những ban giám khảo có uy tín trong lĩnh vực mỹ thuật của thế giới. Sau đó, tranh của tôi được gửi đi dự thi tại các liên hoan nghệ thuật quốc tế và đạt được một số giải thưởng quan trọng. Tôi rất vui vì đã góp một phần công sức đưa nghệ thuật dân tộc Việt Nam đóng góp vào sự phát triển chung của lịch sử mỹ thuật thế giới".
Họa sĩ Nguyễn Đại Giang sinh năm 1944 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp khóa 3 và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khóa 1 tại Hà Nội. Từ năm 1969 đến 1974, ông học chuyên ngành đồ họa tại Trường Mỹ thuật Công nghiệp Moscow (Nga), sau đó bổ túc thêm về đồ họa tại Seattle (Washington, Mỹ) (1996 – 1997).
Trong suốt cuộc đời sáng tác, ông đã tham gia nhiều triển lãm quốc tế và tổ chức các triển lãm trong nước (tại TP.HCM năm 2009; Hà Nội năm 2014, 2018; Huế năm 2016; Đà Nẵng năm 2018). Tranh của ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trên thế giới như: Những tranh hiện đại nhất cho CD-Rom (New York, Mỹ, 1996); Giải Ba “Những họa sĩ tài năng nhất”; Giải Ba “Thế giới Nghệ thuật” (Stockholm, Thụy Điển, 1997)… và có mặt tại nhiều quốc gia: Nhật Bản, Canada, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha,...
Tình Lê
" alt=""/>Nghệ thuật đảo ngược của hoạ sĩ Nguyễn Đại GiangMột ngày cuối tháng 7, căn nhà của ông Nguyễn Khắc Lăng (xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên) và vợ là bà Trịnh Thị Khuyên rộn ràng hơn mọi ngày.
Người con trai của ông ở Tây Nguyên vừa về chơi cùng cha mẹ. Tiếng trẻ con, người lớn nói chuyện vang cả một góc sân.
Căn nhà của ông xây vào năm 2015 - người dân nơi đây gọi vui là “ngôi nhà 1.000 đồng” bởi nó được gắn với một chương trình ý nghĩa.
![]() |
Vợ chồng ông Lăng, bà Khuyên. |
Bà Khuyên chia sẻ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Lăng là bộ đội và bà là thanh niên xung phong.
Họ quen nhau trong chiến tranh, sau đó kết hôn tại chiến trường. Cuộc hôn nhân của họ có 4 người con (3 trai và 1 gái).
Do ảnh hưởng của chiến tranh, ông Lăng thường xuyên ốm đau vì vậy kinh tế gia đình khá khó khăn. Căn nhà mái ngói, gạch vôi, sau 30 năm xây dựng đã hư hỏng nặng. Mái ngói nát, vào mùa mưa nước chảy khắp nhà.
Năm 2015, ông bà quyết tâm xây ngôi nhà mới. Kinh tế khó khăn, họ đành phải vay mượn để đủ kinh phí xây nhà.
… Đến phong trào 1.000 đồng
Cùng thời điểm đó, phong trào quyên góp 1.000 đồng được hình thành tại trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu). Nhận thấy nhiều học sinh còn chưa có ý thức tiết kiệm, nhất là những tờ tiền có mệnh giá nhỏ, đoàn trường đã phát động phong trào mỗi học sinh tiết kiệm 1.000 đồng/ngày.
Phong trào nhanh chóng được phụ huynh ủng hộ và các học sinh rất hào hứng tham gia.
Hàng ngày, vào giờ ra chơi tiết 2, ban bí thư các lớp sẽ nhận 1.000 đồng từ các bạn học sinh quyên góp. Một chiếc thùng được bọc giấy kín và dán dòng chữ “Hòm tiết kiệm 1.000 đồng” được để lên bàn giáo viên.
Các học sinh lần lượt đưa số tiền 1.000 đồng do các em tiết kiệm được từ khoản tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng… bố mẹ cho, để bỏ vào thùng.
![]() |
Ngôi nhà của ông Lăng hoàn thiện vào năm 2015. |
Ông Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải nhấn mạnh, 1.000 đồng là tờ tiền mệnh giá nhỏ khó có thể mua, bán được những thứ giá trị nhưng nhiều tờ 1.000 đồng lại làm nên được việc ý nghĩa.
Chỉ trong vòng 1 tháng, với gần 1.000 học sinh, đoàn trường THPT Trần Quang Khải đã tiết kiệm được 30 triệu đồng. Có thời điểm, đoàn trường phải dùng bao tải mới đựng được hết số tiền lẻ do các học sinh quyên góp được.
Đại diện đoàn trường đã tìm cách để sử dụng số tiền này một cách hợp lý nhất. Theo đó, họ liên hệ với đoàn thanh niên xã Dạ Trạch tìm hiểu về các trường hợp khó khăn tại địa phương để giúp đỡ.
Cuối cùng, số tiền 30 triệu đồng đã được dùng để ủng hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng xây dựng ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà cũ, hỏng hóc, dột nát.
… Và những công trình từ 1.000 đồng
Không chỉ đóng góp tiền quỹ, đoàn Trường THPT Trần Quang Khải còn huy động hơn 30 ngày công lao động để giúp gia đình ông Lăng phá dỡ ngôi nhà cũ.
Sau 3 tháng xây dựng, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng được hoàn thiện với diện tích 100m2. Ông bà hân hoan chuyển sang ngôi nhà mới để sinh sống.
![]() |
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải. |
“May mắn là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của đoàn trường THPT Trần Quang Khải, số tiền 30 triệu đồng. Vợ chồng tôi xây căn nhà hết hơn 200 triệu. Mặc dù số tiền chỉ là một phần nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn để động viên chúng tôi vượt qua khó khăn”.
Ngày hoàn thành nhà, đoàn thành niên xã kết hợp với đoàn thanh niên của trường đã thiết kế băng rôn, dựng rạp, sân khấu để làm lễ tân gia. Đại diện đoàn viên còn tặng gia đình bát, đĩa và một số món quà gia dụng khi ông bà chuyển vào ngôi nhà mới.
Từ năm học 2014 -2015 đến nay, nhiều công trình có giá trị đã được tiếp tục xây dựng nhờ phong trào tiết kiệm 1.000 đồng. Đó là đường điện nối liền 2 thôn Yên Vĩnh và Dạ Trạch; đường bê tông dẫn vào sân vận động để sinh hoạt cộng đồng của xã Ung Đình và Đông Tảo; đường điện xã Bình Minh... trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Mỗi công trình, không chỉ ủng hộ tiền, các học sinh của trường còn trực tiếp tham gia lao động công ích.
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Khi phong trào được khởi xướng, phụ huynh rất ủng hộ vì các công trình này đều có lợi ích chung cho xã hội.
Đặc biệt, phong trào còn giáo dục các em có thói quen chia sẻ, tiết kiệm tiền, hiểu được giá trị của đồng tiền dù mệnh giá lớn hay nhỏ. Các em tiêu 1.000 đồng đơn giản nhưng với gia đình khó khăn nó lại trở nên rất giá trị.
Ngoài ra, việc lao động trực tiếp cũng rèn luyện các em tình yêu với lao động và những trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Hiệu trưởng này cho biết, phong trào vẫn đang được thực hiện và sắp tới họ sẽ dùng quỹ để khuyến khích, hỗ trợ chính các học sinh khó khăn trong trường.
Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19 số 419, nhiều người dân sống trong khu vực phong tỏa (tổ 9, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) nhận thực phẩm từ bên ngoài gửi vào qua rào chắn.
" alt=""/>Chuyện đặc biệt phía sau 'ngôi nhà 1.000 đồng' ở Hưng YênLễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm. Katê là lễ hội lớn nhất, có ý nghĩa nhất, tác động đến nhiều mặt về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cả cộng đồng. Lễ hội là một bộ phận cấu thành nền văn hóa truyền thống Chăm mang đậm bản sắc và dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
![]() |
Toàn cảnh lễ hội Katê. |
Lễ hội Katê hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 6 Chăm lịch và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch) tại các đền, tháp, làng Chăm Bàlamôn trong tỉnh Bình Thuận. Phần lớn Lễ hội Katê hàng năm tại các đền, tháp ở Bình Thuận diễn ra trong 02 ngày: ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch; riêng Lễ hội Katê tại đền thờ Pô Tằm ở Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội Katê diễn ra đầu tiên tại các đền, tháp, nhà làng, nhà các vị Sư Cả và sau cùng là tại các gia đình trong cộng đồng với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người Chăm Bàlamôn. Mục đích nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng biết ơn của cộng đồng đối với các vị vua, thần linh, tổ tiên, ông bà đã phù hộ, độ trì cho người Chăm trong đời sống và làm ăn. Điều đặc biệt của Lễ hội Katê là thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước đến trẩy hội; không những cộng đồng người Chăm (không phân biệt tôn giáo) trong và ngoài tỉnh mà đồng bào các dân tộc khác cũng về tham gia Lễ hội Katê.
![]() |
Trong Lễ hội Katê của người Chăm Bàlamôn tại các đền, tháp và nhà làng; bên cạnh phần lễ với các nghi lễ diễn ra theo tập tục truyền thống của cộng đồng, phần hội với các hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, thi đấu thể thao hấp dẫn, tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp như: Đội nước vượt chướng ngại vật, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy, giã gạo, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố; trưng bày lễ vật trên Thônla, thổi kèn Saranai, trình diễn nghề thủ công truyền thống (làm gốm, dệt thổ cẩm, làm bánh gừng…), trình diễn các làn điệu (dân ca, dân vũ, dân nhạc), bóng đá, bóng chuyền...
Lễ hội Katê thể hiện vai trò giáo dục mang giá trị nhân văn sâu sắc, đó là biểu hiện của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục cho hậu thế về nhân cách, đạo đức, tâm hồn và truyền thống văn hóa dân tộc. Thông qua việc bồi đắp, gìn giữ, trao truyền, thực hành các nghi lễ trong Lễ hội để giáo dục cho các thế hệ con cháu về ý thức và trách nhiệm trong việc kế thừa, tiếp nối, nhận diện được giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng nơi mình đang sinh sống; từ đó biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ông bà, tổ tiên đã dày công vun đắp, lưu lại cho hậu thế.
Tình Lê
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa công bố kết quả khảo cổ học của Đề án Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ).
" alt=""/>Lễ hội Katê được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia